Casanova vô cùng thông minh. Đương thời, khi còn sống
Casanova là một nhà thám hiểm, một nhà thơ, một nhà văn, một nhà tài chính, một
nhà toán học. Ngoài ra, ông còn có thể viết và nói thành thạo tiếng Pháp, tiếng
Tây Ban Nha và tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, người đời vẫn nhớ đến Casanova nhiều nhất
với tư cách là một huyền thoại trong việc chinh phục phụ nữ.
Cả cuộc đời của Casanova trải qua rất nhiều mối tình
trong đó 122 mối tình đã được ông ghi lại trong 3700 trang của hồi ký “Chuyện đời
tôi” mà ông viết lúc cuối đời. Lạ lùng ở chỗ, mỗi người con gái ở bên Casanova
đều vô cùng hạnh phúc, thầm cảm ơn ông đã từng đi qua đời họ và đa số không hề
oán giận khi ông đột ngột bỏ đi.
Ở phương Tây, người ta hay sử dụng 2 cụm từ “Casanova”
hay “Don Juan” để ngầm chỉ những chàng trai tinh tế và quyến rũ. Tuy nhiên, đừng
nên so sánh giữa Casanova và Don Juan bởi điều đó là vô cùng khập khiễng. Nếu
Casanova là người trần mắt thịt thì Don Juan chỉ là một nhận vật hư cấu. Nếu
Don Juan nổi tiếng với những chiêu trò lừa gạt và coi thường phụ nữ thì
Casanova lại mang đến những cảm xúc mãnh liệt và niềm vui chưa từng có cho những
người phụ nữ mà ông yêu.
Casanova xuất thân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội và
không hề giàu có. Tuy nhiên, đời ông lại quan hệ với rất nhiều nhân vật nổi tiếng
thời bấy giờ như nữ hoàng Ekaterina đệ nhị, đức Giáo hoàng, các triết gia nổi
tiếng Voltaire và nhạc sĩ thiên tài Mozart. Nổi bật ở Casanova đó là một chiều
cao vượt trội (ông cao 1m87) và một khuôn mặt vô cùng đẹp trai. Tuy nhiên, thứ
mà khiến Casanova trở thành một thỏi nam châm thu hút phụ nữ lại ở chính bản
tính đào hoa của ông. Casanova biêt cách
yêu, tình yêu của ông lúc thì nhẹ nhàng từ tốn khi lại dâng trào và mãnh liệt.
Và gần như không một ai có thể chống lại được ông dù họ có là cô tiểu thư xinh
đẹp chưa một lần yêu hay phu nhân của một bá tước giàu có.
- Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, một cô gái trẻ đẹp
tên là Ignazia đang trên đường về nhà sau buổi lễ xưng tội tại nhà thờ. Đột
nhiên Casanova tới làm quen với cô. Cùng bước theo cô về nhà, anh ta giải thích
rằng anh ta rất đam mê điệu nhảy fandango và nhã ý mời cô ta tham dự một buổi
khiêu vũ vũ tối hôm sau. Anh ta rất khác với những gã đàn ông tẻ nhạt khác
trong thị trấn, vì vậy cô ta đã liều lĩnh chấp nhận lời mời. Cha mẹ cô phản đối
cuộc hẹn đó, nhưng cô đã thuyết phục mẹ mình cùng đi. Sau buổi tối khiêu vũ khó
quên ấy (anh ta nhảy điệu fandango rất đẹp), Casanova đã thú nhận rằng anh ta
đã yêu cô cuồng dại. Cô ta đáp lại (dù rất buồn) rằng cô đã có vị hôn phu rồi.
Casanova không gượng ép vấn đề này, nhưng vài ngày tiếp sau đó, anh ta dẫn
Ignazia đến nhưng buổi khiêu vũ khác và đi xem đấu bò. Và một trong những dịp
đó, anh ta cố tình giới thiệu với cô một người bạn của mình - một nữ công tước
công khai tán tỉnh anh ta một cách trơ trẽn. Ignazia cảm thấy ghen tức lồng lộn.
Vào lúc này, cô ta đã yêu thầm Casanova, nhưng ý thức về trách nhiệm và tôn
giáo đã ngăn cấm cô khỏi những suy nghĩ như thế.
Cuối cùng, sau vài ngày tự dằn vặt giằng xé, Ignazia
đa tìm đến Casanova và nắm lấy tay anh ta: “Em thú tội rồi và hứa rằng sẽ cố gắng
không bao giờ gặp lại anh nữa, nhưng em không thể làm được. Đây là lần đầu tiên
trong đời chuyện này xảy ra với em. Em đã để mặc cho Chúa trời an bài. Em quyết
định rồi, khi anh còn ở đây, em sẽ làm tất cả những gì anh muốn. Khi nào anh rời
bỏ đất nước Tây ban Nha và rời bỏ em, em lại phải tìm một lời thú tội khác cho
sự đau khổ của mình. Tình yêu em dành cho anh, rốt cuộc cũng chỉ là một sự nông
nổi thoáng qua”-
(Trích trong tác phẩm “Nghệ thuật quyến rũ” của Robert
Greene)
Cuộc đời của Casanova là những chuyến phiêu lưu. Cả cuộc
đời ông đã đi tất cả là 70.000 km. Ông sống không cần tiền bạc. Ông đến và đi,
không một cô gái nào có thể níu giữ được trái tim của ông mãi mãi. Casanova với
bản tính lãng tử hào hoa của mình chẳng muốn bó buộc. Vậy nên, cuối đời ông
không có vợ cũng chẳng có con. Casanova là vậy, ông sống với đam mê và khát vọng
riêng của bản thân.
(Hình ảnh trong bộ phim Casanova - 2005)
Casanova có lẽ sẽ chẳng được nhiều người biết đến nếu
cuốn hồi ký “Chuyện đời tôi” của ông không được phát hiện. Và bởi giá trị của
nó, thư viện hoàng gia Pháp đã bỏ ra số tiền 9,7 triệu USD để mua lại – Số tiền
kỷ lục cho một cuốn hồi ký. Vào năm 2005, hình ảnh của Casanova được tái hiện
trong tác phẩm cùng tên của đạo diễn Lasse Hallstrom. Nhưng dù tài tử từng đoạt
giải Oscar Heath Ledger đã rất cố gắng, anh vẫn chưa lột tả được hết sự hào hoa
lãng tử của Casanova vì đơn giản Casanova là duy nhất – “một huyền thoại sát
gái”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét